Bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh theo diện tích và nhu cầu sử dụng

Việc chuẩn bị sẵn một bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh sẽ giúp cho bạn dự trù được kinh phí cũng như chuẩn bị được các phương án tốt nhất cho bản thân mình. Vậy thì bạn đã có mẫu bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh cho mình chưa? Nếu chưa thì tham khảo một số bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh tại bài viết dưới đây nhé!

Bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh theo diện tích sử dụng

Diện tích mà bạn dành cho khu vực nhà vệ sinh sẽ tùy thuộc vào quỹ đất ngôi nhà và nhu cầu sử dụng riêng của từng gia đình. Đối với quỹ đất chật hẹp, nhỏ, nhà vệ sinh của bạn chỉ từ 1m2 đến 2m2; đối với quỹ đất lớn hơn, bạn có thể dành từ 2m2 đến 4m2 làm khu vực nhà vệ sinh cho gia đình. Còn với các khu biệt thự cao cấp, sang trọng thì bạn có thể dành 4m2 đến 10m2 từ để làm mặt bằng nhà vệ sinh.

Với các quỹ đất khác nhau, bạn sẽ có hướng thiết kế mặt bằng nhà vệ sinh khác nhau với mục đích chung là làm sao đảm bảo được nhà vệ sinh của bạn đầy đủ các công năng để sử dụng.

Bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh từ 1m2 đến 2m2 với quỹ đất nhỏ 

Cuộc sống tại các đô thị lớn ngày càng eo hẹp về diện tích đất sử dụng, từ phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn,… đều bị thu hẹp dần. Và nhà vệ sinh cũng không ngoại lệ. Các phòng vệ sinh chỉ từ 1m2 đến 2m2 không còn xa lạ đối với các cư dân sống ở chung cư hoặc ở trọ tại các thành phố lớn. Làm thế nào để thiết kế mặt bằng nhà vệ sinh chỉ với quỹ đất 1m2 đến 2m2 là bài toán nan giải nhưng vô cùng cấp bách.

Bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh với quỹ đất nhỏ

Thông thường các nhà vệ sinh có diện tích nhỏ thường được tận dụng tại các khoảng diện tích dưới gầm cầu thang và thường được trang bị một số nội thất nhà tắm cơ bản nhất: bồn cầu, vòi sen, lavabo và vòi rửa.

Nhà vệ sinh có diện tích nhỏ dưới gầm cầu thang

Bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh từ 2m2 đến 4m2

Với quỹ đất từ 2m2 đến 4m2, bạn hoàn toàn có thể thiết kế bố trí mặt bằng nhà vệ sinh theo nhu cầu sử dụng. Bạn có thể thiết kế thêm bồn tắm đứng có vách kính hoặc bố trí thêm bồn tắm ngâm, có chức năng massage trong nhà vệ sinh.

Bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh có diện tích từ 2m2 đến 4m2

Bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh với quỹ đất từ 4m2 đến 10m2

Nếu như sở hữu một quỹ đất nhà vệ sinh rộng từ 4m2 đến 10m2 , bạn không còn phải lo lắng về kích thước của nội thất hay bỏ bớt nội thất nào nữa mà chỉ cần phải suy nghĩ cách bố trí mặt bằng nhà vệ sinh sao hợp lý, hài hòa với cấu trúc của ngôi nhà.

Bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh có không gian rộng rãi

Việc quan trọng nhất khi bố trí nhà vệ sinh có không gian rộng đó là sắp xếp sao cho khoảng cách giữa các nội thất, vật phù hợp và cân đối nhất có thể. Việc lắp đặt nội thất nhà vệ sinh gần hay xa nhau còn tùy thuộc vào thói quen sử dụng của từng gia đình. Thứ tự ưu tiên phổ biến nhất là bồn cầu – lavabo – bồn tắm.

Với các không gian rộng rãi từ 4m2 đến 10m2, bạn hoàn toàn có thể sử dụng bồn tắm, phòng xa hơi đa năng để phục vụ việc chăm sóc sức khỏe của mình và các thành viên khác trong gia đình.

Mẫu mặt bằng nhà vệ sinh có không gian lớn

Bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh công cộng

Bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh công cộng có diện tích nhỏ

Bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh công cộng có diện tích nhỏ tương đối đơn giản. Nhà vệ sinh công cộng sẽ được chia thành 2 phòng, một phòng cho nam và một phòng cho nữ. Cửa ra của hai căn phòng này sẽ đối diện với nhau.

Mái nhà vệ sinh công cộng thường được làm bằng tôn trong khi tường nhà vệ sinh thì được xây bằng gạch. Diện tích nhà vệ sinh công cộng có diện tích nhỏ thường là 6m2 đến 7m2.

Bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh công cộng có diện tích lớn

Trong các bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh công cộng có diện tích lớn, số lượng các phòng vệ sinh sẽ được tăng lên. Bồn rửa tay sẽ không được thiết kế bên trong như trước mà sẽ được đưa ra ngoài hoàn toàn để đảm bảo vệ sinh. Lối đi cũng sẽ được thiết kế rộng rãi hơn để phục vụ số lượng lớn người có nhu cầu sử dụng.

Bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh công cộng có diện tích lớn

Một số lưu ý khi thiết kế bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh

Vị trí chiều cao của vòi sen tắm

Vòi sen có chiều cao chuẩn và bát sẽ vừa tầm so tay với khoảng cách sẽ từ 160cm đến 180cm. Bạn không nên thiết kế vòi sen quá cao vì tay bạn sẽ không với tới được.

Vị trí lắp đặt các thiết bị phụ

Một lưu ý nữa là khi lắp đặt các thiết bị để giấy trong nhà vệ sinh, bạn không nên đặt nó quá xa so với bồn cầu. Giá treo khăn cũng không nên lắp đặt quá gần chỗ bạn đứng tắm.

Lựa chọn vật liệu phù hợp

Bạn nên chú ý lựa chọn các vật liệu có độ nhám vừa phải, tương đối, tránh các trường hợp chất bẩn bám dơ và khó vệ sinh, chùi rửa. Đây là một trong những điều quan trọng mà bạn cần lưu ý nếu muốn sở hữu không gian nhà vệ sinh sạch sẽ, đẹp mắt.

Cân nhắc lựa chọn vật liệu phù hợp

Hãy lựa chọn sử dụng các thiết bị sàn phòng tắm là các loại vật liệu có độ bền cao, không bị ố màu, không mài mòn, không bay màu gạch lát,…

Kích thước cửa nhà vệ sinh

Bạn nên lựa chọn cửa nhà vệ sinh có kích thước và chiều cao tương ứng khoảng 190cm, 210cm hoặc 230cm. Chiều rộng tương ứng là khoảng 68cm, 82cm hoặc 102cm, nó sẽ giúp cho việc đi lại của bạn thuận tiện hơn rất nhiều.

Thongcongnghetcucre hy vọng với các chia sẻ trên về bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh theo diện tích và nhu cầu sử dụng sẽ giúp các bạn thiết kế được nhà vệ sinh hoàn hảo cho ngôi nhà của mình. Nếu có thắc mắc, xin vui lòng liên hệ số điện thoại 0945.113.361 để được Thongcongnghetcucre hỗ trợ sớm nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *