Thông tin từ A – Z về kích thước nhà vệ sinh mới nhất

Nhà vệ sinh là khu vực, không gian sinh hoạt cần thiết ở mọi gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết kích thước nhà vệ sinh như thế nào mới hòa hợp và đúng chuẩn? Hãy cùng Thongcongnghetcucre tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết nhé.

Tại sao cần quan tâm đến việc chọn kích thước nhà vệ sinh?

Mặc dù chỉ là một công trình phụ, song nhà vệ sinh vẫn cần chú trọng về thiết kế để tăng thẩm mỹ và phát huy tính tiện ích cho cả ngôi nhà. Tại sao cần xác định chuẩn kích thước nhà vệ sinh?

Kích thước nhà vệ sinh ảnh hưởng đến độ thẩm mỹ

– Tăng độ thẩm mỹ: Nếu chọn sai kích thước, không gian nhà vệ sinh sẽ mất cân đối với toàn bộ không gian nhà cửa. Từ đó, ảnh hưởng xấu đến độ thẩm mỹ.

– Phát huy độ tiện nghi: Việc sinh hoạt trong nhà vệ sinh sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn nếu chọn đúng kích thước.

– Yếu tố phong thủy: Phong thủy cũng là một trong những yếu tố được quan tâm khi xây dựng nhà cửa. Trong đó, nhà vệ sinh được thiết kế với kích thước hợp lý sẽ tốt về phong thủy, ngăn chặn được những ô uế ra ngoài.

Chi tiết kích thước nhà vệ sinh cho từng loại

Kích thước nhà vệ sinh nhỏ

Thường thì những nhà vệ sinh nhỏ sẽ có kích thước nhỏ nhất từ 2.5 – 3 mét vuông. Đây là kích thước rất nhỏ và không thể nhỏ hơn được nữa. Vì chúng chỉ chứa được một số thiết bị cần dùng nhất như bồn cầu, bồn rửa mặt…

Nhà vệ sinh nhỏ thường chỉ bố trí ít vật dụng

Với những nhà vệ sinh có diện tích nhỏ hẹp, bạn nên biết cách sắp xếp và bố trí nội thất bên trong sao cho không làm không gian nhỏ hơn.

Kích thước nhà vệ sinh vừa

Kích thước nhà vệ sinh vừa thường nằm trong khoảng trung bình tử 4 – 6 mét vuông. Đây là kiểu nhà vệ sinh tiêu chuẩn nhất.

Với kích thước này, ngoài bồn rửa mặt, bồn cầu… bạn có thể lắp thêm một số vật dụng cần thiết như bình nóng lạnh, vòi hoa sen, bồn tiểu nam.

Kích thước nhà vệ sinh lớn

Kích thước nhà vệ sinh lớn thường từ 10 – 11 mét vuông

Diện tích của nhà vệ sinh lớn thường trong khoảng 10 – 11 mét vuông trở lên. Nếu sở hữu một nhà vệ sinh có diện tích lớn như vậy, bạn có thể thoải mái bày trí những vật dụng, thiết bị cần thiết. Một số vật dụng tiêu biểu như: bồn tắm, bồn tiểu nam, bồn cầu, máy nóng lạnh, vòi sen, máy sấy tay, máy xông hơi…

Kích thước của các bộ phận trong nhà vệ sinh

Bên cạnh kích thước nhà vệ sinh chung, thì kích thước chi tiết và cụ thể của những bộ phận trong nhà vệ sinh cũng rất được quan tâm. Dưới đây là một số gợi ý:

– Ô thoáng: Ô thoáng hay cửa thông gió nhà vệ sinh rất quan trọng. Thường thì bộ phận này sẽ có kích thước tiêu chuẩn với chiều rộng x chiều cao như sau: 1.9 x 0.68, 2.1 x 0.82, 2.3 x 1.02 (đơn vị: mét).

Kích thước cửa nhà vệ sinh

– Gạch lát nền: Sàn lát bằng gạch là lựa chọn tối ưu nhất cho nhà vệ sinh. Cần lựa chọn kích thước gạch lát phù hợp để đảm bảo cân bằng không gian cũng như tính thẩm mỹ. Kích thước khuyên dùng là 20 x 20 cm. Lưu ý, nên chọn những bề mặt gạch có vân nhám, tránh trơn trượt.

– Gạch ốp tường: Loại gạch dùng để ốp tường nhà vệ sinh có thể dùng loại 20 x 30cm hoặc 20 x 20cm.

– Những chỉ số chuẩn nhất để sắp xếp các vật dụng bao gồm:

  • Trần nhà vệ sinh: Chiều cao thấp nhất là 2.2 mét.
  • Khoảng cách từ sàn đến chậu rửa trung bình từ 82 – 85cm.
  • Vòi sen chiều cao trung bình 75 – 80cm.
  • Bát vòi sen chiều cao trung bình 170 – 175cm.
  • Móc treo quần áo chiều cao 165 – 170cm.

Một số lưu ý khi xác định kích thước nhà vệ sinh

Bên cạnh việc tìm hiểu kích thước nhà vệ sinh chuẩn như đã thông tin ở trên. Quá trình xây dựng nhà vệ sinh cũng cần đảm bảo một số điểm như sau:

– Xác định vị trí tốt nhất cho nhà vệ sinh: Lời khuyên là chọn các vị trí như dưới gầm cầu thang, vị trí đất bị méo, góc nhọn của nền đất hình tam giác… Hoặc nên chọn vị trí phù hợp nhất để xây dựng một nhà vệ sinh nhỏ hoặc vừa bên trong phòng ngủ nếu có nhu cầu.

– Nhà vệ sinh phải đáp ứng tốt nhu cầu ban đầu của bạn: Không chỉ dừng lại ở sở thích, mong muốn, mà xây dựng nhà vệ sinh làm sao để chúng có thể thỏa mãn được việc tắm giặt và đi vệ sinh của gia đình. Chính vì thế cần đảm bảo xây phù hợp với diện tích, đặc trưng hình thái đất đai…

Những lưu ý khi xây dựng nhà vệ sinh

– Chọn vị trí lắp cửa: Tốt nhất không nên lắp cửa đối diện với phòng bếp hoặc phòng ngủ… Đây là cách bố trí không phù hợp, có thể làm xấu về mặt phong thủy, ảnh hưởng đến sức khỏe và vận may của ngôi nhà.

– Đảm bảo nhà vệ sinh luôn thoáng đãng: Nhà vệ sinh ẩm ướt sẽ giúp vi khuẩn sinh sôi, các mầm bệnh phát triển. Do đó, xây dựng nhà vệ sinh cần đảm bảo đủ sáng, thông thoáng, tránh những nơi quá tối và ẩm.

– Sự thống nhất: Với những nhà cao tầng, việc xây phòng vệ sinh cần đảm bảo tính thống nhất giữa các phòng của từng tầng ngôi nhà. Chúng nên nằm cùng một trục thẳng để việc thoát và cấp nước suôn sẻ.

Tóm lại, việc xác định đúng kích thước nhà vệ sinh phù hợp với không gian nhà cửa không quá khó. Hy vọng bài viết của Thongcongnghetcucre sẽ giúp ích cho bạn. Mọi nhu cầu về các dịch vụ thông tắc vui lòng liên hệ chúng tôi qua hotline 0945113361.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *