Kiến thức cần biết về xử lý nước thải công nghiệp hiện nay

Trong bài viết này, Thongcongnghetcucre sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nước thải công nghiệp. Đặc biệt là tìm hiểu về các giải pháp xử lý nước thải công nghiệp được ứng dụng phổ biến ngày nay.

Tổng quan về nước thải công nghiệp

Nước thải công nghiệp

Đây là loại nước thải có nguồn gốc từ hoạt động sản xuất công nghiệp bao gồm sản xuất vật liệu, điện tử… Ngoài ra, chúng cũng được sinh ra từ việc vệ sinh thiết bị, máy mọc, hóa chất trong sản xuất và chất bẩn trong quá trình sinh hoạt của nhân sự trong nhà máy.

Nước thải công nghiệp

Nước thải công nghiệp chứa những hóa chất đa dạng. Phần lớn, chúng là các kim loại năng vô cùng nguy hại như Hg2, Fe3, Pb2… và những chất vô cơ, hữu cơ, chất không hòa tan và hòa tan, dầu mỡ, axit béo, clo…

Nguồn gốc

Mỗi quốc gia sẽ có quy định riêng về nước thải công nghiệp. Với Việt Nam, theo khoản 2 điều 2 Nghị định 154/2016/NĐ-CP, những nguồn gốc sinh ra nước thải công nghiệp bao gồm:

  • Hoạt động của các nhà máy sản xuất nước giải khát, bia.
  • Hoạt động của đơn vị sản xuất mực in, may mặc, dệt nhuộm.
  • Hoạt động từ các trạm trộn bê tông.
  • Từ các nơi chế biến cà phê.
  • Hoạt động của các cơ sở sản xuất sơn và phun sơn.
  • Hoạt động của lĩnh vực lò hơi.
  • Hoạt động từ các nơi xi mạ crom và kẽm.
  • Hoạt động của những đơn vị dịch vụ tiện ích, giặt là, ủi.
  • Hoạt động từ nơi sản xuất mì ăn liền, sản xuất sữa, sản xuất giấy.
  • Cơ sở chế biến và sản xuất nông lâm thủy sản.
  • Cơ sở giết mổ và chăn nuôi gia súc gia cầm.
  • Các nhà máy sản xuất điện tử, linh kiện.
  • Các cơ sở luyện kim, cơ khí, gia công kim loại.
  • Các nơi sản xuất dược phẩm, hóa chất, phân, thuốc dùng trong trồng trọt, đồ gia dụng, văn phòng phẩm…
  • Hoạt động vệ sinh và tắm giặt hàng ngày của những ai đang làm việc trong các xí nghiệp, nhà máy, khu công nghiệp được thu gom từ nhà vệ sinh, nhà tắm và được chuyển sang hệ thống xử lý nước thải công nghiệp.

Phân loại

Trước khi đề xuất giải pháp xử lý nước thải công nghiệp, cần phân loại chúng rõ ràng như sau:

– Nước thải bẩn: Đây là loại nước có nguồn gốc từ hoạt động sản xuất như quá trình làm sạch trang thiết bị, máy móc hoặc từ việc sinh hoạt hàng ngày của công nhân.

– Nước thải không bẩn: Có nguồn gốc từ quá trình làm giải nhiệt và làm nguội thiết bị, máy móc trong các trạm ngưng tụ hơi nước và làm lạnh.

Quy định pháp luật

Tại nước ta, nước thải công nghiệp được xác định dựa vào quy chuẩn QCVN 14-MT:2015/BTNMT được phát hành bởi Bộ Tài Nguyên và Môi trường vào năm 2015. Cụ thể, nước thải công nghiệp được phân loại tiêu chuẩn như sau:

– Nước thải công nghiệp loại A: Bao gồm những chỉ số chất gây ô nhiễm nhiều nhất có thể được xả vào các nguồn nước được dùng để cấp nước sinh hoạt.

Quy định về nước thải công nghiệp

– Nước thải công nghiệp loại B: Bao gồm những chỉ số chất gây ô nhiễm nhiều nhất có thể xả vào những nguồn nước không được dùng để cấp nước sinh hoạt.

Bên cạnh đó, quy chuẩn này cũng chỉ ra những đối tượng thực hiện, đối tượng áp dụng và các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp cụ thể, các quy định liên quan đến kỹ thuật khác.

Tác hại từ nước thải công nghiệp

Thứ nhất, nước thải công nghiệp làm ô nhiễm các nguồn nước. Chúng làm thay đổi thành phần và tính chất trong nước. Từ đó, gây đột biến gen hoặc thậm chí là gây hại đến sự sống của các sinh vật sống trong những nguồn nước đó.

Thứ hai, nước thải công nghiệp tác động xấu đến hoạt động kinh tế. Đa phần, người dân kiếm thu nhập thông qua các hoạt động chăn nuôi trồng trọt… Lượng nước thải này có thể tác động tiêu cực đến công ăn việc làm và kinh tế của người dân nói chung.

Tác hại từ nước thải công nghiệp không qua xử lý

Thứ ba, nước thải công nghiệp tác động xấu đến sức khỏe con người. Những ai sinh sống gần các khu vực ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước thường dễ mắc phải những bệnh về đột biến, ung thư, hô hấp…

Tìm hiểu 5 phương pháp xử lý nước thải công nghiệp hiện nay

Xử lý nước thải công nghiệp bằng phương pháp hóa học

Phương pháp hóa học được áp dụng phổ biến trong mục đích loại bỏ những hóa chất và chất bẩn gây hại trong các nguồn nước thải công nghiệp. Ưu điểm của phương pháp này là hiệu quả nhanh, dễ vận hành và sử dụng, quản lý tiện lợi.

Mặc dù vậy, hạn chế của chúng là cần chi phí vận hành cao. Mặt khác, chúng có thể sinh ra những chất ô nhiễm thứ cấp.

Phương pháp xử lý này thường được áp dụng để làm sạch nước thải trong các lĩnh vực mạ crom và kẽm. Hay được dùng ở những cơ sở sản xuất mực in, dệt nhuộm, may mặc… Chúng cũng được vận dụng để xử lý amoni, axit cao, nhiều chất hữu cơ trong nước thải.

Xử lý nước thải công nghiệp bằng phương pháp sinh học

Hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy

Phương pháp sinh học được ứng dụng với mục đích loại bỏ amoni trong nước thải. Đặc biệt ở những cơ sở sản xuất mì ăn liền, chế biến cà phê, sản xuất nước giải khát, bia… Nhìn chung, phương pháp sinh học được dùng nhiều để xử lý nước thải công nghiệp chứa các thành phần hữu cơ là chủ yếu.

Chúng sử dụng các loại vi sinh vật nhằm phân hủy chất hữu cơ có trong nước thải. Vi sinh vật có thể là kỵ khí hoặc hiếu khí được nuôi trong nước thải để phục vụ cho việc xử lý.

Xử lý nước thải công nghiệp bằng phương pháp cơ học

Một trong những giải pháp xử lý nước thải công nghiệp phổ biến nữa đó là phương pháp cơ học.

Phương pháp cơ học có nhiều ưu điểm

Hiểu đơn giản, chúng bao gồm những hình thức xử lý nhằm loại bỏ các chất có tỷ trọng và kích thước lớn tồn tại trong nước thải công nghiệp.

Phương pháp cơ học được áp dụng với nhiều loại khác nhau. Nhiều lĩnh vực thường vận dụng bao gồm các nhà máy sản xuất sơn, sản xuất giấy, xi mạ crom và kẽm… hay nhiều ngành sản sinh ra nước thải chứa thành phần kim loại nặng.

Xử lý nước thải công nghiệp bằng phương pháp hóa lý

Xử lý nước thải áp dụng phương pháp hóa lý là việc ứng dụng những quá trình hóa học và vật lý kết hợp để loại bỏ những hóa chất gây hại tồn tại trong nước thải.

Với những hóa chất gây nguy hại cho môi trường và khó có thể loại bỏ ra khỏi nước thải bằng phương pháp bể lắng. Thì thường sẽ được ứng dụng phương pháp hóa lý kết hợp này để loại bỏ.

Xử lý nước thải công nghiệp bằng phương pháp điện hóa

Phương pháp này sử dụng 2 dạng năng lượng là hóa học và điện để lược bỏ một cách triệt để các hóa chất độc hại với môi trường có trong nước thải công nghiệp. Phương pháp này dù có hiệu quả cao nhưng muốn áp dụng cần có sự hiểu biết nhiều về mặt công nghệ kỹ thuật và cách thức vận hành.

Phương pháp điện hóa cần có kiến thức chuyên sâu

Phương pháp điện hóa cho hiệu quả lớn, tuy nhiên cần có kiến thức nhất định về quy trình vận hành cũng như công nghệ kỹ thuật với có thể vận dụng thành công.

Xử lý nước thải công nghiệp là một vấn đề quan trọng và cần được thúc đẩy trong các ngành nghề, lĩnh vực… Trên đây là toàn bộ thông tin và kiến thức về xử lý nước thải công nghiệp. Hy vọng bài viết của Thongcongnghecucre sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Mọi thắc mắc và nhu cầu về các dịch vụ chúng tôi cung cấp vui lòng liên hệ qua 0945.113.361.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *