Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí chi tiết

Phương pháp sinh học kỵ khí

Nước vẫn luôn là tài nguyên quý giá của toàn nhân loại trên Trái Đất. Nếu như không có nước thì sự sống không tồn tại nên việc bảo vệ nguồn nước sạch là việc cực kỳ quan trọng. Hiện nay nhu cầu dùng nước sạch của con người phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất tăng cao nên lượng nước thải nhiễm bẩn cũng tăng lên. Trường hợp không xử lý mà thải ra trực tiếp sẽ làm nguồn nước bị ô nhiễm. Do vậy để nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra đạt chuẩn thì con người đã áp dụng công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí để nhằm loại bỏ chất bẩn ra khỏi dòng nước. Chi tiết cách thực hiện được miêu tả chi tiết trong nội dung sau đây. 

Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là gì?

Xử lý nước thải theo phương pháp sinh học sẽ dựa chủ yếu vào hoạt động sống của vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh trong nước thải. Những vi sinh vật này dùng chất hữu cơ trong nước thải cộng thêm các khoáng chất để làm nguồn dinh dưỡng phục vụ hoạt động sống của chúng. Đồng thời những chất hữu cơ này sẽ phân giải ra thành hợp chất vô cơ đơn giản.

Mục đích cuối cùng của quá trình đó là khử COD và BOD. Hoạt động xử lý nước thải áp dụng phương pháp sinh học được phân loại cụ thể như sau:

Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí

Quá trình phân hủy chất hữu cơ ở trong điều kiện kỵ khí là xuất phát do hoạt động của nhiều vi sinh vật môi trường mà không cần đến sự có mặt của oxy không khí. Sản phẩm cuối cùng tạo ra gồm N2, H2, CO2, CH4,… và trong đó thì khí metan CH4 chiếm đến 65%. Ngoài ra quá trình này còn gọi là quá trình lên men Metan. Cụ thể quá trình phân hủy kỵ khí sẽ được mô tả theo sơ đồ tổng quát là: 

(CHO)nNS → CO2 + H20 + CH4 + H2S + NH4 + H2 + tế bào vi sinh

Quá trình xử lý kỵ khí ở trong điều kiện nhân tạo được áp dụng nhằm mục đích xử lý nhiều loại cặn bã chất thải công nghiệp với hàm lượng chất bẩn hữu cơ cao BOD từ 10 – 30 (g/l). Quá trình phân hủy kỵ khí chất bẩn diễn ra hàng loạt các phản ứng sinh hóa phức tạp. Nó có thể hợp thành 04 giai đoạn, xảy ra đồng thời trong khi phân hủy chất thải hữu cơ. Đó là:

Quá trình diễn ra sự phân hủy chất thải hữu cơ
Quá trình diễn ra sự phân hủy chất thải hữu cơ

Cụ thể trong 03 giai đoạn đầu thì lượng COD không giảm. COD chủ yếu chỉ giảm ở trong giai đoạn metan hóa. Ngoài ra trong quá trình xử lý kỵ khí phải lưu ý đến 02 yếu tố quan trọng:

  • Duy trì việc sinh khối vi khuẩn càng nhiều càng tốt
  • Tạo tiếp xúc đủ giữa sinh khối vi sinh vật và nước thải

Một số công trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí

Hiện nay đã có khá nhiều công trình áp dụng quy trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí. Điển hình nhất có thể kể đến đó là:

Hầm Biogas

Biogas là khí sinh học xuất phát do một vài vi khuẩn phân giải kị khí chất hữu cơ tạo thành. Những chất hữu cơ được ủ để sinh ra những chất khí khác như H2S, N2, CO2 và CH4. Trong số đó CH4 và CO2 có thể cháy được. Hầm Biogas chia ra thành 03 phần liên tiếp nhau gồm:

  • Ngăn trộn là khu vực để trộn chất hữu cơ với nước trước khi đổ vào hầm phân hủy
  • Hầm phân hủy sẽ là nơi nước, chất hữu cơ phân hủy lên men. CH4 cùng các loại khí khác được sinh ra ở đây, các chất khí này sẽ đẩy bùn cặn phía đáy lên bể áp lực.
  • Bể áp lực: Là khu vực chứa bùn cặn. Khi mà mở van, cặn bã bên trong đẩy ngược chất khí lên để dùng.

Bể tự hoại

Bể tự hoại là công trình xử lý nước thải bậc I với nhiệm vụ làm sạch sơ bộ hay hoàn toàn nước thải trước khi thải ra sông hồ, mạng lưới thoát nước bên ngoài. Bể hoạt động dựa theo nguyên lý tạo ra trong 2 quá trình là lắng nước thải và lên men cặn lắng. Được dùng nhiều trong các hộ gia đình có hệ thống cấp thoát nước bên ngoài, bên ngoài là hệ thống thoát nước chung không có trạm để xử lý. Nguyên lý hoạt động cụ thể là:

  • Quá trình 1: Nguyên lý hoạt động bể tự hoại ở trong quá trình lắng cặn được xem như là quá trình lắng tĩnh. Nhờ tác dụng từ trọng lượng thì hạt cặn sẽ rơi xuống bên dưới đáy bể, nước sau khi ra khỏi bể trong hơn. Cặn rơi xuống bể có chất hữu cơ sẽ phân hủy bởi vi sinh vật yếm khí.
  • Quá trình 2: Nguyên lý hoạt động bể tự hoại ở trong quá trình lên men. Khi hạt cặn lắng xuống đáy bể, chất hữu cơ phân hủy nhờ vi sinh vật yếm khí thì cặn lên men, mất mùi hôi, giảm thể tích.

Bể bùn kỵ khí dòng chảy ngược UASB

UASB là một phương pháp xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí ứng dụng rộng rãi nhờ sở hữu những đặc điểm như:

  • Cả 03 quá trình là phân hủy, lắng bùn và tách khí đều đặt chung ở trong 1 công trình
  • Tạo thành những loại hạt bùn khí với mật độ vi sinh vật cao, tốc độ lắng vượt xa vì có lớp bùn hiếu khí lơ lửng.
Bể bùn kỵ khí dòng chảy ngược UASB
Bể bùn kỵ khí dòng chảy ngược UASB

Hiện bể UASB sẽ chia ra thành 02 vùng là vùng lắng đặt nằm trên vùng phân hủy kỵ khí. Nước thải khi phân hủy di chuyển lên vùng này để lắng cặn. Còn vùng chứa bùn phân hủy kỵ khí là lớp bùn chứa vi sinh vật kỵ khí với khả năng phân hủy hợp chất hữu cơ, nước thải chảy vào vùng này để xử lý.

Trên đây là thông tin chi tiết về quy trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc tham khảo. Mong rằng qua bài viết này đã cung cấp đến bạn những kiến thức hữu ích nhất, đáp ứng đầy đủ yêu cầu cần tìm. Nếu như có nhu cầu cần thông hút bể phốt, thông tắc cầu cống thì hãy liên hệ với thongcongnghetcucre.com qua số hotline 0945 113 361 nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *