Bể Anoxic là gì? Những điều cần biết trong xử lý chất thải

Nguyên lý hoạt động chính của bể Anoxic

Bể Anoxic hiện đang là một trong các công trình quan trọng ở trong hệ thống xử lý nước thải. Trong hầu hết những loại nước thải hiện nay đều chứa hợp chất Nito, Photpho. Chúng cần phải được loại bỏ ra khỏi nước thải trước khi thực hiện xả ra nguồn tiếp nhận. Vậy bể Anoxic là gì? Chúng có cấu tạo và nguyên lý hoạt động cụ thể như thế nào? Đó là những điều mà trong bài viết sau đây, thongcongnghetcucre.com sẽ chia sẻ đến bạn để giúp bạn có được cái nhìn cụ thể và khách quan nhất nhé!

Bể Anoxic là gì?

Bể Anoxic hay còn được gọi là một bể sinh học thiếu khí. Tại đây trong điều kiện thiếu khí hệ vi sinh thiếu khí hệ vi sinh phát triển xử lý P và N thông qua việc khử Photphorin và Nitrat. Xét trên thực tế thì hệ thống xử lý nước thải mà muốn mang đến hiệu quả xử lý tối ưu nhất thì bể Anoxic cần được kết hợp cùng một số bể khác là:

  • Chu trình công nghệ AAO là gồm Anaerobic – Yếm khí; Anoxic – Thiếu khí và Oxic – Hiếu khí).
  • Chu trình công nghệ AO là gồm Anoxic – Thiếu khí và Oxic – Hiếu khí
Bể Anoxic là bể sinh học thiếu khí
Bể Anoxic là bể sinh học thiếu khí

Như vậy lượng nước thải sẽ được xử lý một cách liên hoàn bởi hệ sinh vật kỵ khí, hiếu khí và thiếu khí. Qua đó đạt được kết quả xử lý tối ưu trước khi thực hiện xả thải ra bên ngoài môi trường. Giúp bảo vệ môi trường và tránh việc xả thải chất độc hại, các chất thải khó phân hủy ra ngoài môi trường trực tiếp. Cuối cùng là giảm thiểu tình trạng bị ô nhiễm môi trường.

Cấu tạo của bể Anoxic 

Bể Anoxic bằng bê tông cốt thép hoặc là thép hình trụ, hình chữ nhật với cấu tạo bao gồm 03 bộ phận cơ bản đó là:

  • Thiết bị khuấy trộn chìm bằng bơm hay cánh khuấy
  • Hệ thống cung cấp dinh dưỡng dành cho vi sinh thiếu khí phát triển
  • Hệ thống hồi lưu bùn ở lại bể Anoxic

Nguyên lý hoạt động chính của bể Anoxic 

Thực chất quá trình diễn ra trong bể Anoxic thực chất chính là quá trình sinh học thiếu khí dựa vào vi sinh tổng hợp tế bào sinh trưởng, phát triển ở trong điều kiện thiếu oxy giúp loại bỏ chất ô nhiễm trong hệ thống xử lý nước thải.

Khử nitrat

Quá trình khử nitrat sẽ là quá trình chuyển hóa hợp chất nitơ thành nitơ phân tử N2. Những chủng vi sinh mà thực hiện khử Nitrat gọi chung là Denitrifier gồm ít nhất 14 loại sinh vật là Paracoccus, Bacillus, Spirillum, Pseudomonas, Thiobacillus,… Đa số là chúng thuộc loại tùy nghi, sử dụng oxy hoặc nitrit, nitrat làm chất oxy hóa trong các phản ứng sinh hóa.

Quá trình khử nitrat xảy ra dựa theo 04 bậc liên tiếp nhau theo mức độ giảm dần hóa trị nguyên tố nitơ từ +5 về +3, +2, +2 và cuối cùng là O. 

NO3– → NO2– → NO (khí) → N2O (khí) → N2↑ (khí)  

Trong hệ khử nitrat từ vi sinh thì mức độ tiêu hao chất điện tử sẽ phụ thuộc nhiều vào sự có mặt của chất oxy hóa trong hệ như nitrat, oxy hòa tan, nitrit và sunfat. Trong những hợp chất trên, oxy hòa tan sẽ có khả năng phản ứng tốt nhất với chất khử vì trong hệ luôn sẽ tồn tại cả vi sinh dị dưỡng hiếu khí cùng vi sinh tùy nghi Denitrifier.

Nguyên lý hoạt động chính của bể Anoxic
Nguyên lý hoạt động chính của bể Anoxic

Photphorin hóa

Thường thì hợp chất photpho sẽ tồn tại ở trong nước thải dưới 03 dạng chính là photphat đơn, polyphotphat và hợp chất hữu cơ chứa photphat. Trong đó 03 hợp chất sau sẽ chiếm tỷ trọng lớn hơn. Như vậy chủng vi sinh vật tham gia vào trong quá trình Photphorin hóa sẽ là Acinetobacter. 

Còn những chất hữu cơ ở trong nước thải được chuyển hóa thành hợp chất không chứa photpho hay những hợp chất chứa photpho nhưng mà lại dễ phân hủy với vi sinh vật hiếu khí quá trình tiếp theo. Phương trình phản ứng sẽ diễn ra tuần tự như sau:

PO43- (Microorganism) PO43- (dạng muối) → Bùn

Thực ra thì khả năng lấy photpho của vi khuẩn kỵ khí tùy tiện Acinetobacter sẽ gia tăng lên nhiều nếu cho nó luân chuyển trong những điều kiện oxy khác nhau. 

Bể Anoxic đặt tại đâu trong hệ thống xử lý nước thải?

Như đã đề cập ở phía bên trên thì do nhu cầu sử dụng cơ chất thông qua nguồn cacbon hữu cơ để xây dựng ra tế bào chủng vi sinh Denitrifier. Do vậy ta sẽ có tương ứng 02 cách đặt bể Anoxic phù hợp nhất với nguồn nước thải. Vừa giúp tiết kiệm chi phí mà vừa đạt hiệu quả xử lý cao trước khi xả thải ra bên ngoài môi trường.

Bể Anoxic đặt trước bể Aerotank

  • Ưu điểm: Nguồn cơ chất sẽ cung cấp cho quá trình được cung cấp thông qua nước thải dòng vào. Dễ kiểm soát DO < 1 mg/l.
  • Nhược điểm: Hàm lượng Nitrat dòng vào thấp vì chưa đủ điều kiện nitrat hóa những hợp chất N trở thành nitrat. Do vậy cần hồi lưu nước từ bể Aerotank sang bể Anoxic.
Bể Anoxic đặt trước bể Aerotank
Bể Anoxic đặt trước bể Aerotank

Bể Anoxic đặt sau bể Aerotank

  • Ưu điểm: Sẽ không cần hồi lưu nước từ Aerotank sang bể Anoxic vì có chế độ tự chảy
  • Nhược điểm: Phải cung cấp nguồn cơ chất cacbon để vi sinh Denitrifier tiến hành quá trình khử Nitrat. Do nguồn C trong nước thải dòng vào hầu hết đã được vi sinh vật sử dụng phục vụ việc tổng hợp tế bào ở trong bể Aerotank. Đồng thời cần có công đoạn sục khí sau khi bể Anoxic để loại bỏ khí Nitơ.

Như vậy thì sẽ tùy thuộc vào đặc điểm từng hệ thống cũng như đặc tính của nước thải thì việc lắp đặt bể Anoxic tại vị trí như nào sẽ khác nhau để mang đến hiệu quả tối ưu nhất. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc đã hiểu được cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của bể Anoxic. Qua đó biết cách lắp đặt sao cho phù hợp nhất. Trường hợp bạn có nhu cầu cầu cần thông tắc bể phốt, cầu cống định kỳ thì hãy liên hệ với thongcongnghetcucre.com qua số hotline 0945 113 361 nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *