Ô nhiễm không khí ở Việt Nam – Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí đã và đang là vấn đề nan giải của cả thế giới không riêng gì Việt Nam. Dựa theo thống kê bởi tổ chức WHO có đến 92% dân số sống trong bầu không khí ô nhiễm gây ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống và môi trường tự nhiên. Vậy nguyên nhân nào gây ô nhiễm không khí ở Việt Nam? Các giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí như thế nào? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu một cách sơ lược nhất nhé!

Môi trường không khí – Ô nhiễm môi trường không khí là gì?

Môi trường không khí là tất cả các khí xung quanh chúng ta. Không khí đảm nhận nhiệm cung cấp sự sống cho mọi sinh vật trên trái đất, con người cũng vậy. Như vậy bạn có thể nhận thấy không khí có ý nghĩa rất quan trọng hỗ trợ sinh tồn, cân bằng cuộc sống của các sinh vật.

Hiểu đúng về ô nhiễm không khí

Ô nhiễm môi trường không khí đây là hiện tượng thay đổi lớn về thành phần. Do chính khói bụi, hơi, khí lạ đưa vào không khí gây mùi và làm giảm tầm nhìn hoặc biến đổi khí hậu. Việc ô nhiễm này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, động thực vật trên trái đất.

Ô nhiễm không khí ở Việt Nam – Thực trạng đáng lo ngại

Ô nhiễm môi trường không khí là một trong những vấn đề nhức nhối toàn cầu chứ không riêng gì tại Việt Nam. Báo cáo thường niên của The Environmental Performance Index đã chỉ ra Việt Nam thuộc 1 trong 10 nước ô nhiễm không khí hàng đầu Châu Á. Đáng chú ý là tình trạng ô nhiễm bụi với PM10 và PM2,5.

Hai thành phố lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh là nơi ô nhiễm không khí nặng nhất vì đỉnh điểm của bụi mịn đạt 2,5 bao phủ bầu trời. Chỉ số bụi mịn đó tăng cao gây hạn chế tầm nhìn và tác động xấu đến sức khỏe người dân đặc biệt là các bệnh liên quan đến phổi.

Ô nhiễm không khí đáng lo ngại ở Việt Nam

Tính tới tháng 2 năm 2020 nước ta có gần 3,6 triệu xe ô tô, xe máy hơn 45 triệu. Chính các phương tiện này là nguyên nhân tạo ra sự ô nhiễm không khí ở Việt Nam. Giai đoạn 2010 – 2017, nồng độ bụi mịn có xu hướng tăng mạnh PM 2,5 đỉnh điểm ô nhiễm.

Từ năm 2019 – nay thực trạng ô nhiễm cao điểm thường xuyên xảy ra tại các thành phố lớn, chỉ số chất lượng không khí hàng ngày giao động mức 150 đến 200. Riêng quý 1 và quý 2 của năm 2021 thực trạng ô nhiễm của 2 thành phố lớn lại có sự thay đổi tích cực.

Dựa theo kết quả tính toán AQI thì mức ô nhiễm ở mức thấp, trung bình nguyên nhân có lẽ là do đại dịch COVID. Vì trong khoảng thời gian dịch bệnh nhà nước yêu cầu người dân giãn cách xã hội, các phương tiện lưu thông đi lại giảm một cách đáng kể.

Nắm bắt nguyên nhân nào gây ra ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Thực tế nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí bắt đầu từ rất nhiều nguồn. Tuy nhiên, cơ bản nhất vẫn là nguyên nhân nhân tạo và nguyên nhân tự nhiên.

Nguyên nhân ô nhiễm không khí ở Việt nam từ tự nhiên

  • Do phun trào núi lửa: Quá trình núi lửa phun trào thường đem theo một lượng lớn chất dinh dưỡng cho đất tạo độ xốp. Chỉ là trong lượng chất đó vẫn kèm theo khí Metan, lưu huỳnh, Clo tạo ra ô nhiễm không khí.
Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
  • Do cháy rừng: Các đám cháy thường sản sinh một lượng lớn Nito Oxit, giải phóng khói bụi cùng với tàn tro bay vào không khí.
  • Do tác nhân gián tiếp gió: Dù không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ảnh hưởng không khí nhưng gió cũng là một nguyên nhân gián tiếp. Gió thổi đưa những bụi bẩn, khí độ từ thiên tai hay nhà máy đi xa và lan rộng phạm vi ô nhiễm.
  • Do các cơn bão: Những cơn bão khi đi qua sẽ sản sinh lượng lớn bụi mịn và khí COx gây ô nhiễm không khí nhanh hơn.

Bên cạnh đó nguyên nhân về xác chết động vật phân hủy, phóng xạ tự nhiên, sóng biển cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí Việt Nam.

Nguyên nhân ô nhiễm không khí ở Việt nam từ yếu tố nhân tạo

  • Từ con người: Con người vừa là nạn nhân của việc ô nhiễm môi trường vừa là nguyên nhân tác động gây ra ô nhiễm môi trường. Bởi chính hoạt động sinh hoạt hàng ngày, ý thức làm dụng chất hóa học góp phần gia tăng ô nhiễm.
  • Hoạt động sản xuất: Đây là nguyên nhân mà nhiều nước trên thế giới đang lo ngại không riêng gì nước ta. Đáng chú ý là các nước đang phát triển với sự hội nhập, xây dựng nhà máy xí nghiệp. Khói bụi từ các ống xả nhà máy thải ra CO2, SO2, CO,…với nồng độ cao đen xì một khoảng trời. Các khu công nghiệp trên còn làm ô nhiễm nguồn nước, gây mưa axit mở ra các làng ung thư.

Nguyên nhân ô nhiễm không khí từ giao thông vận tải

Như đã nói về chỉ số bên trên thì giao thông vận tải với nguồn phương tiện khổng lồ tạo ra lượng khí thải khủng khiếp. Các xe phương tiện cũ còn thải ra lượng khí ô nhiễm cao, liên tục.

Nguyên nhân ô nhiễm này chỉ xếp sau hoạt động sản xuất khi đóng góp 24,23% lượng Carbon/ năm.

Nguyên nhân ô nhiễm từ hoạt động xây dựng 

Sự phát triển của nền kinh tế là tốt, các cao ốc hay chung cư mọc ra sẽ làm thay đổi chất lượng cuộc sống con người. Tuy nhiên sự ô nhiễm môi trường lại gia tăng với chỉ số bụi mịn lớn.

Hoạt động xây dựng – vận tải làm ô nhiễm không khí

Dù quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, xây dựng được che chắn kĩ càng thì bụi bẩn vẫn vương vãi. Chưa kể đến trường hợp không che chắn gây ra lượng bụi lớn hơn, cản trở giao thông.

Hoạt động sinh hoạt và xử lý rác thải

Quá trình nấu nướng, khí thải cháy sẽ giải phóng một lượng lớn các khí độc hại gây ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống con người. Hơn nữa, theo thời gian khi lượng chất thải quá nhiều những khu tập kết rác cũng không thể xử lý tạo ra mùi hôi thối. Các gia đình nông thôn sẽ có thói quen xử lý thủ công để đốt rác từ đó gây ô nhiễm môi trường không khí trầm trọng.

Hậu quả của vấn đề ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Ô nhiễm môi trường gây ra rất nhiều hậu quả, tác nhân tạo ra cái chất cho hàng triệu người và tuyệt chủng động vật quý hiếm.

Ô nhiễm không khí tác động nguy hại đến con người và động thực vật

Tác động tới động – thực vật 

  • Hợp chất khí độc làm tắc nghẽn khí quản từ đó làm giảm hệ miễn dịch.
  • HF ảnh hưởng tới cây trái rụng lá, lâu dài sẽ khiến cây chất và tạo ra hiệu ứng nhà kính khi trái đất nóng lên bởi thiếu sự bao phủ.
  • Khói bụi công nghiệp gây mưa axit làm chết cây cối, nguồn nước ô nhiễm, vi sinh vật có lợi trong đất bị ảnh hưởng làm mất mùa.

Tác động đến con người

Hậu quả dễ nhận thấy nhất của việc ô nhiễm không khí là làm cho con người mắc các bệnh về hô hấp, ung thư, tim mạch, đột quỵ gia tăng. Theo con số thống kê của WHO thì có tới 7 triệu ca tử vong mỗi năm do ô nhiễm không khí, Châu Á – Thái Bình Dương chiếm khoảng 4 triệu ca. Việc cướp đi sinh mạng đó còn ảnh hưởng đến tỷ suất kinh tế mỗi năm.

Bên cạnh đó vấn đề ô nhiễm còn làm giảm tuổi thọ con người, tăng huyết áp, chế độ ăn uống không lành mạnh. Đặc biệt còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tự kỷ, dễ nổi cáu.

Gợi ý giải pháp khắc phục ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Đứng trước tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng thì chúng ta cần phải chủ động hơn. Đảm bảo tốt sức khỏe, cải tạo hành tinh với những thói quen tốt.

Giải pháp phòng tránh ô nhiễm không khí
  • Thói quen sinh hoạt hợp lý vứt rác đúng nơi quy định, thay thế nguyên liệu đốt an toàn.
  • Lựa chọn di chuyển bằng phương tiện giao thông để giảm bớt lượng khí thải độc hại.
  • Xử lý rác thải công nghiệp đúng trình tự và quy định khắc phục việc thải chất độc ra ngoài không khí.
  • Áp dụng biện pháp kỹ thuật, công nghệ máy hiện đại để làm sạch không khí.
  • Thực hiện quy hoạch phủ xanh, trồng rừng nhân tạo góp phần lọc khí,…

Trên đây là những thông tin liên quan về ô nhiễm không khí ở Việt Nam mà Thongcongnghetcucre chia sẻ đến bạn. Mọi nhu cầu về dịch vụ thông tắc cống – hút hầm cầu giá rẻ chất lượng vui lòng liên hệ 0945.113.361 để nhận sự tư vấn và hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *