Hướng dẫn chi tiết cách chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika

Chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika là một trong những biện pháp hiệu quả được sử dụng phổ biến. Việc chống thấm bằng Sika đúng chuẩn giúp hạn chế tình trạng thấm dột, ẩm ướt, nấm mốc ở nhà vệ sinh. Cùng tìm hiểu chi tiết cách thực hiện chống thấm bằng Sika qua nội dung bài viết dưới đây.

Tại sao nhà vệ sinh rất dễ bị thấm dột, nứt nẻ?

Nhà vệ sinh bị thấm dột, nứt nẻ do nhiều nguyên nhân

Tình trạng nhà vệ sinh thấm dột rất phổ biến trong thực tế xây dựng. Do đó việc áp dụng chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika là giải pháp được đánh giá cao. Một số lý do dẫn đến tình trạng nhà vệ sinh bị thấm dột gây mất thẩm mỹ như sau:

  • Nhà vệ sinh là bộ phận gần với hệ thống đường ống cấp thoát nước. Do đó, nhà vệ sinh rất dễ gặp phải tình trạng nước rò rỉ, ngấm ngược vào tường gây nứt kẽ.
  • Nhà vệ sinh thường xuyên tiếp xúc và chịu tác động của nước trong quá trình sử dụng cũng dễ dẫn đến tình trạng thấm dột.
  • Đặc thù khí hậu Việt Nam nóng ẩm và mưa nhiều nên gây tác động đến nhà vệ sinh. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho nhà vệ sinh bị thấm dột nghiêm trọng.
  • Nhà vệ sinh chưa được xử lý chống thấm khi xây dựng hoặc chống thấm không đảm bảo hiệu quả.
  • Quá trình thi công cẩu thả, chất lượng không đảm bảo làm phát sinh tình trạng thấm dột, xuống cấp.
Tìm các biện pháp chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả là nhu cầu cấp thiết

Các bước thực hiện chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika

Phương pháp xử lý chống thấm là điều kiện cần thiết để hạn chế tình trạng nứt nẻ, thấm dột nhà vệ sinh. Các bước tiến hành chống thấm bằng Sika khá đơn giản như sau:

Thực hiện chống thấm bằng Sika

Chuẩn bị vật liệu để chống thấm nhà vệ sinh

Một số vật liệu cần thiết cho quá trình thực hiện chống thấm nhà vệ sinh như sau:

  • Chất kết nối gốc nhựa Epoxy 2 thành phần Sikadur 732.
  • Vữa trộn sẵn để đổ bù cho Sikagrout 214-11.
  • Hóa chất trám khe nối, cổ ống, khe nứt có gốc Polyurethane 1 thành phần
  • Hóa chất quét lót lên lớp trám khe bằng Sika Primer 3.
  • Màng chống thấm Bitume Polymer cải tiến 1 thành phần, có gốc nước
  • Phụ gia chống thấm có trộn vữa bê tông của Sika Latex.
  • Chuẩn bị nhân lực, trang thiết bị, máy móc cần thiết để đảm bảo chất lượng khi thi công.

Chuẩn bị bề mặt thi công

Bước tiếp theo khi chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika là chuẩn bị bề mặt thi công.

  • Công trình mới thi công hoàn thiện phần thô cần thực hiện dọn dẹp chướng ngại vật, vệ sinh sạch sẽ.
  • Những công trình nhà vệ sinh cũ sẽ xem xét mức độ tổn hại để đưa ra quyết định bóc toàn bộ lớp vỏ gạch bên ngoài hay không. Tháo dỡ toàn bộ thiết bị nhà vệ sinh đã lắp đặt, làm sạch không gian bề mặt.
Chuẩn bị bề mặt thi công sàn nhà vệ sinh

Tiến hành thi công chống thấm cho nhà vệ sinh

Bước chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika tiếp theo là tiến hành thi công chống thấm. Đối với nhà vệ sinh có đường ống nước hãy đục mặt trên của lớp bê tông xung quanh ống. Sau đó, đổ lớp vữa trộn bê tông không co ngót vào hố khoảng 10 x 10 mm.

Nhà vệ sinh chưa lắp đặt ống dẫn nước cần phủ 1 lớp kết nối gốc Epoxy Sikadur 732 lên. Sau đó đổ lớp vữa không co ngót xung quanh đường ống.

Tiếp theo, tiến hành thi công chất chống kết dính bê tông lên bề mặt đáy, bơm hóa chất SikaFlex Construction, quét lớp lót hóa chất Sikaproof Membrane.

Trộn vữa kết nối Sika Latex và quét phủ lên lớp Sikaproof Membrane với bề dày 1 – 2mm. Cuối cùng, phủ một lớp vữa chống thấm dột Sika lên bề mặt nhà vệ sinh và ngâm thử nước trong 24h.

Thực hiện thi công chống thấm nhà vệ sinh

Hoàn tất thi công nhà vệ sinh 

Tiếp theo, bạn dùng chống thấm Sika Tilebond GP với nước theo tỷ lệ 5:1 rồi trộn đều. Sau đó tiến hành thi công cùng với bay răng cưa để cắt chữ “V” dùng cho gạch nhỏ hay cắt hình vuông dùng cho gạch lớn.

Tiến hành trám khe gạch bằng Sika 

Bước cuối cùng trong cách chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika là thực hiện trám khe gạch. Cụ thể bạn cho bột Sika vào trong nước sạch và trộn đều để tạo thành hỗn hợp đặc sệt như kem. Lưu ý khi trộn cần đảm bảo hỗn hợp mịn và không bị đóng cợn.

Thực hiện trám khe gạch nhà vệ sinh

Sau đó, tiến hành dùng chổi, bàn chải, miếng miếng bọt biển để đưa vôi vữa vào trong khe khô. Khi thực hiện chúng ta không cần làm ẩm khe nứt trước khi thi công chống thấm bằng Sika. Tiếp theo, bạn dùng mẩu gỗ nhỏ để nén vôi vữa lọt xuống khe gạch.

Cuối cùng dùng miếng bọt biển loại bỏ hết vữa dư thừa trên bề mặt gạch, dùng vải khô nhẹ nhàng đánh bóng.

Không nên tiến hành trám khe ở những khu vực vừa mới được dán gạch ốp bằng chất kết dính. Tốt nhất nên để ít nhất trong vòng 24h để chất kết dính bám chắc vào. Ngoài ra những nơi ít hút nước thì nên chờ thêm khoảng 3 ngày mới tiến hành trám khe.

Bài viết giới thiệu đến bạn đọc toàn bộ quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika rất chi tiết. Đây là giải pháp chống thấm mang lại hiệu quả bền vững, lâu dài và chất lượng cao. Việc chống thấm nhà vệ sinh đạt yêu cầu giúp hạn chế tình trạng thấm dột, ẩm mốc, nứt nẻ gây mất thẩm mỹ. Nếu trong quá trình sử dụng nhà vệ sinh có xảy ra tình trạng tắc nghẽn đường cống hãy liên hệ Thongcongnghetcucre theo hotline 0945 113 361 để được hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *