Thông tin về cấu tạo, nguyên lý hoạt động bể phốt 2 ngăn

Bể phốt 2 ngăn là công trình quan trọng và không thiếu trong mỗi gia đình. Bể phốt chứa chất thải sinh hoạt nhằm đảm bảo vệ sinh, tránh ô nhiễm môi trường. Vậy bể phốt hai ngăn có cấu tạo, nguyên lý hoạt động như thế nào? Xin mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung dưới đây để hiểu rõ hơn về bể phốt hai ngăn.

Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động bể phốt 2 ngăn

Bể phốt hai ngăn để chứa đựng chất thải sinh hoạt

Bể phốt hai ngăn còn có tên gọi là hầm tự hoại. Đây là công trình được xây dựng nhằm chứa đựng những chất thải trong gia đình.

Có rất nhiều loại bể phốt khác nhau với kích thước, vật liệu, hình thù đa dạng. Điều này đáp ứng nhu cầu lưu trữ chất thải của gia đình có số lượng ít hay đông người.

Cấu tạo bể phốt hai ngăn

Bể phốt 2 ngăn có cấu tạo bao gồm 2 ngăn xử lý chất thải riêng biệt. Trong đó, ngăn 1 để chứa chất thải phân từ hầm cầu, ngăn 2 để lắng phân trước khi thải ra bể. Thông thường, ngăn chứa chiếm 2/3 tổng diện tích của bể phốt hoặc có diện tích bằng ngăn lắng.

Bể phốt hai ngăn có cấu tạo 2 phần riêng biệt

Nguyên lý hoạt động của bể phốt 2 ngăn

Nguyên lý hoạt động xử lý chất thải của bể phốt hai ngăn không quá phức tạp.  Cụ thể sau khi người dùng đi vệ sinh và ấn xả nước thì chất thải đi qua ống dẫn và xuống bể phốt. Tại ngăn chứa, chất thải như chất béo, đạm, chất xơ… được các nấm men phân hủy và chuyển thành bùn cặn.

Sau thời gian nhất định, phần nước sẽ lơ lửng phía trên ngăn chứa và chuyển sang ngăn lắng. Tại ngăn lắng, các chất thải còn lại được lắng xuống, phần nước cuối cùng được thải ra ngoài.

Nước thải sua khi chảy ra từ ngăn lắng khá trong và hạn chế mùi hôi. Chúng được đi ra ngoài theo hệ thống thải nước chung của gia đình.

Bể tự hoại 2 ngăn có nguyên lý hoạt động đơn giản

Ưu nhược điểm bể tự hoại 2 ngăn

Bể phốt 2 ngăn có những ưu nhược điểm riêng biệt. Cụ thể một số những ưu điểm, hạn chế của mẫu bể phốt hai ngăn này dưới đây.

Ưu điểm của bể tự hoại 2 ngăn

  • Sử dụng bể phốt hai ngăn giúp tiết kiệm tối đa chi phí cho gia chủ khi xây dựng
  • Bể tự hoại 2 ngăn chiếm diện tích nhỏ nên phù hợp cho những khu vực có diện tích bé.
  • Bể phốt 2 ngăn có thể xử lý chất thải nhanh chóng, sức chứa chất thải lớn.
  • Đảm bảo nước thải không bị trào ngược trở lại bồn cầu, không gây tắc nghẽn.

Nhược điểm bể tự hoại 2 ngăn

Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì bể phốt 2 ngăn có hạn chế là dễ bị rò rỉ chất thải ra môi trường.

Cách xây dựng bể phốt hai ngăn như thế nào?

Việc xây dựng bể phốt hai ngăn không quá phức tạp, tuy nhiên đòi hỏi đội ngũ nhân công có chuyên môn, am hiểu kỹ thuật.

Đào hố cho bể phốt

Bước đầu tiên khi xây dựng bể phốt 2 ngăn là đào hố với độ sâu thích hợp. Tránh đào hố quá nông khiến công trình không đảm bảo độ chắc chắn khi sử dụng. Điều này khiến bể phốt có tuổi thọ không lâu dài.

Đào hố thi công bể phốt

Thi công xây dựng bể phốt

Bước tiếp theo chúng ta sẽ tiến hành thi công xây dựng bể phốt 2 ngăn. Đội ngũ nhân công sẽ sử dụng gạch để tiến hành xây bể phốt. Để đảm bảo được độ chắc chắn nên tạo chiếc khung tường kiên cố nhất.

Thực hiện đặt ống bể phốt hai ngăn

Ở công đoạn này cần chú ý việc lắp đặt ống bể phốt đúng kỹ thuật để quá trình sử dụng dễ dàng. Lưu ý nên lắp đặt ống thải, ống thông nhau, ống thoát nước đã lắng, ống nước lọc xong và ống thoát khí đúng theo bản vẽ.

San lấp mặt bằng

Cuối cùng, chúng ta tiến hành kiểm tra lại công trình và san lấp mặt bằng. Lưu ý độ ẩm của đất phù hợp và không nén đất quá chặt tạo áp lực tới bể phốt.

Nên sử dụng bể phốt 2 ngăn hay 3 ngăn

Việc lựa chọn xây dựng bể phốt hai ngăn hay 3 ngăn tùy theo diện tích ngôi nhà, nhu cầu sử dụng và yêu cầu gia chủ. Ngoài ra chúng ta cần dựa vào một số yếu tố nhữ độ rủi ro, chi phí xây dựng… để chọn lựa loại bể phốt.

Nên chọn xây dựng bể phốt mấy ngăn

Thực tế loại bể phốt hai ngăn dễ dàng thi công và xây dựng hơn so với hầm tự hoại 3 ngăn. Bên cạnh đó, bể phốt 3 ngăn sẽ ít gặp rủi ro tràn chất thải ra ngoài hơn loại bể 2 ngăn. Ngược lại bể phốt 3 ngăn phân hủy lâu hơn so với bể phốt 2 ngăn.

Về yếu tố chi phí xây dựng thì bể phốt 3 ngăn có mức giá thi công cao hơn bể phốt 2 ngăn cùng kích cỡ. Tuy nhiên nhiều gia đình chọn xây bể phốt 2 ngăn những có kích thước cao hơn bể 3 ngăn nên chi phí cao hơn. Ngoài ra việc xây dựng bể phốt 3 ngăn sẽ phức tạp hơn loại bể 2 ngăn.

Tóm lại việc nên chọn xây bể phốt hai ngăn hay 3 ngăn còn tùy theo nhiều yếu tố khác nhau. Chủ yếu tùy thuộc nhu cầu và sở thích của gia chủ để xây dựng.

Bài viết đã chia sẻ những thông tin chi tiết nhất về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của bể phốt 2 ngăn. Việc xây dựng bể phốt hai ngăn, 3 ngăn sẽ tùy thuộc diện tích, nhu cầu của gia chủ. Nếu trong quá trình sử dụng có xảy ra tình trạng tắc nghẽn bồn cầu hãy liên hệ Thongcongnghetcucre theo hotline 0945 113 361 để được hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *