Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống như thế nào phù hợp?

Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống như thế nào phù hợp là điều mà không ít các gia chủ quan tâm hiện nay. Bởi thiết kế nhà vệ sinh ở vị trí nào cần đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng và hợp phong thủy. Nhờ đó có thể đáp ứng đầy đủ công năng sử dụng và tránh cảm giác chật chội gây khó chịu. Để hiểu rõ hơn về cách bố trí nhà vệ sinh, xin mời theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Chi tiết cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống

Bố trí nhà vệ sinh phù hợp với không gian tổng thể

Thiết kế nhà vệ sinh cần quan tâm nhiều yếu tố như vị trí, hướng, cách bố trí nội thất để tạo sự hài hòa. Điều này sẽ giúp mang đến cho không gian nhà ống sự cân đối, hài hòa, thẩm mỹ. Dưới đây là cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống mà bạn cần tham khảo.

Vị trí bố trí nhà vệ sinh

Đầu tiên bạn cần quan tâm vị trí xây dựng nhà vệ sinh trong nhà ống thích hợp. Thông thường nhà vệ sinh nên đặt ở cuối nhà giúp tiết kiệm diện tích sử dụng. Với vị trí cuối nhà còn khắc phục các nhược điểm như nhà vệ sinh đối diện cửa ra vào, phòng ngủ, phòng thờ, bếp. Tốt nhất nên đặt nhà vệ sinh ở góc cuối cùng phía bên hông hành lang ngôi nhà.

Đặt nhà vệ sinh ở cuối nhà ống

Bố trí hướng nhà vệ sinh

Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống tiếp theo là lựa chọn hướng phù hợp. Theo phong thủy, hướng tốt để đặt nhà vệ sinh là Đông Bắc hoặc Tây Nam. Đặt nhà vệ sinh ở hai hướng này không gây ảnh hưởng sức khỏe, tài vận của các thành viên trong gia đình.

Bố trí nội thất cho nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh bao gồm 3 khu vực chính là bồn cầu, chậu rửa và khu tắm đứng. Việc bố trí đồ nội thất cho nhà vệ sinh phù hợp giúp đáp ứng đầy đủ công năng và tạo sự hài hòa. Cụ thể cách bố trí nội thất cho nhà vệ sinh như sau:

  • Lựa chọn các loại gạch ốp có màu sáng đem lại sự thoáng đãng, sạch sẽ cho nhà vệ sinh. Hạn chế chọn các mẫu gạch ốp quá rườm rà gây rối mắt, mất thẩm mỹ.
  • Lựa chọn bồn cầu, lavabo, vòi tắm có thiết kế, màu sắc phù hợp với tổng thể không gian. Bạn cũng có thể trang trí thêm gương soi có kiểu dáng phù hợp để thuận tiện khi sử dụng. 
  • Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống hợp lý là lắp đặt theo trục đứng để thuận tiện cho việc đi đường ống điện nước.
  • Thiết kế thêm hệ thống thông gió trong nhà vệ sinh tăng sự thông thoáng, tạo sự khô ráo.
Bố trí đồ nội thất phù hợp cho nhà vệ sinh

Lưu ý cần tránh trong cách bố trí nhà vệ trong nhà ống

Việc bố trí nhà vệ sinh đúng cách, phù hợp giúp không gian sử dụng hài hòa và đáp ứng công năng. Bên cạnh các hướng dẫn về vị trí, hướng, sử dụng nội thất cho nhà vệ sinh thì bạn cần biết các điều kiêng kỵ cần tránh dưới đây. 

Không để cửa nhà vệ sinh hướng cửa chính

Lưu ý khi thiết kế nhà vệ sinh nên tránh để theo hướng cửa chính của ngôi nhà. Lý do bởi hướng của cửa chính là nơi đón điều may mắn vào ngôi nhà. Do đó khi nhà vệ sinh hướng cửa chính sẽ khiến gia đình bạn gặp nhiều vận xui, gây khó khăn. Do đó bạn cần tránh đặt nhà vệ sinh theo hướng này khi thiết kế.

Không đặt 2 nhà vệ sinh ở đối diện nhau

Trong cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống, tránh để 2 nhà vệ sinh đối diện nhau. Điều này khiến các thành viên trong gia đình dễ bị bệnh tật, tài chính hao hụt.

Không để hai nhà vệ sinh đối diện nhau

Tránh cải tạo nhà vệ sinh thành phòng ngủ

Điều kiêng kỵ mà gia chủ cần biết là cải tạo nhà vệ sinh thành phòng ngủ, Điều này mang đến nhiều điều xui xẻo, bệnh tật bủa vây. 

Không để nhà vệ sinh ở trên phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp

Một trong những điều cần tránh khi thiết kế nhà vệ sinh là đặt ở bên trên các không gian như phòng khách, phòng ngủ, bếp. Bởi điều này theo phong thủy sẽ mang đến nhiều điều xui xẻo.

Cụ thể phòng khách là nơi hội tụ vượng khí nên khi để dưới nhà vệ sinh khiến khí âm đè nặng, mất đi may mắn. Khi đặt nhà vệ sinh trên phòng ngủ gây ảnh hưởng sức khỏe gia chủ. Còn khi đặt nhà vệ sinh trên phòng bếp dễ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa.  

Lưu ý không đặt nhà vệ sinh trên phòng bếp, phòng ngủ, phòng khách

Không để nhà vệ sinh ở vị trí trung tâm ngôi nhà

Trong cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống thì không nên để nhà vệ sinh ở vị trí trung tâm căn nhà. Lý do bởi vị trí trung tâm ngôi nhà thuộc hành Thổ sẽ tương khắc với Thủy. Do đó khi đặt nhà vệ sinh ở đây khiến tâm mạch đến trung tâm bị đứt đoạn, không tốt cho gia chủ.

Không được đặt nhà vệ sinh theo hướng Nam

Theo phong thủy, không đặt nhà vệ sinh hướng Nam sẽ gây nhiều điều xui xẻo cho gia chủ. Đặc biệt đối với gia chủ mệnh Hỏa không nên đặt nhà vệ sinh hướng Nam. 

Không để nhà vệ sinh hướng Nam

Lưu ý không để nhà vệ sinh ở cạnh phòng thờ

Điều cấm kỵ tiếp theo là không đặt nhà vệ sinh cạnh phòng thờ. Lý do phòng thờ là nơi cần sự thanh tịnh, linh thiêng. Do đó nếu để nhà vệ sinh cạnh phòng thờ làm nhiễm bẩn, gây ảnh hưởng yếu tố tâm linh. 

Trên đây là những cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống mà chúng tôi tiết lộ đến bạn đọc. Bố trí nhà vệ sinh hợp lý mang đến sự tiện nghi, thuận tiện khi dùng và tính thẩm mỹ, Hơn nữa còn giúp đem lại may mắn, tài lộc, sức khỏe cho cả gia đình. Nếu trong quá trình sử dụng nhà vệ sinh bị nghẹt, hãy liên hệ Thongcongnghetcucre theo hotline 0945 113 361 để được hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *