Bồn vệ sinh & những điều cần lưu ý khi lắp đặt bồn vệ sinh

Bồn vệ sinh là dụng cụ không thể thiếu đối với mỗi gia đình, được xem là một thiết bị quan trọng của nhà vệ sinh. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người chưa hiểu rõ về cấu tạo, cách lắp đặt cũng như những lưu ý cần biết khi lắp đặt bồn vệ sinh. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu những vấn đề đó một cách rõ ràng và chi tiết nhất.

Bồn vệ sinh là gì?

Bồn vệ sinh là một thiết bị cứng được dùng trong việc thu thập và xử lý chất thải của con người. Nói cách khác bồn vệ sinh là một dụng cụ giúp cho việc đại tiện và tiểu tiện của con người được diễn ra một cách vệ sinh và an toàn hơn. Trong những năm gần đây, với sự bùng nổ của công nghệ, bồn vệ sinh được tích hợp thêm một số tính năng như: Tự xả nước, diệt khuẩn,…nhằm đảm bảo vệ sinh và sức khỏe cho con người.

Bồn vệ sinh là gì?

Ngày nay, đa phần bồn vệ sinh được làm từ các chất liệu như: Sứ, bê tông, nhựa hoặc gỗ. Tuy nhiên, yêu cầu thẩm mỹ của người tiêu dùng ngày một cao nên chất liệu sứ vẫn được ưu tiên nhiều nhất. Hơn thế nữa, đặc tính của chất liệu sứ còn dễ lau chùi và có độ bền cao nên rất được người dùng ưa chuộng.

Bồn vệ sinh được chia làm mấy loại?

Ngày nay, dựa theo cách đại tiện và tiểu tiện, bồn vệ sinh được chia làm 2 loại phổ biến:

  • Bồn vệ sinh bệt: Loại bồn vệ sinh bệt này được chia làm 2 dạng: Bồn vệ sinh một khối và bồn vệ sinh hai khối.
  • Bồn vệ sinh xổm.

Cấu tạo của bồn vệ sinh?

Mỗi loại bồn vệ sinh đều có cấu tạo riêng biệt:

  • Bồn vệ sinh bệt: Loại bồn này được nhiều gia đình ưa chuộng bởi tính thẩm mỹ cao và dễ lắp đặt. Tuy nhiên bồn vệ sinh bệt lại có cấu tạo vô cùng phức tạp, với nhiều bộ phận khác nhau như: Bề mặt cầu, thân cầu, két nước, bộ xả bên trong két nước, nắp két sứ két nước, xi phông chất thải hay còn được gọi là đường dẫn chất thải ra ngoài.
  • Bồn vệ sinh xổm: Loại bồn vệ sinh này có cấu tạo khá đơn giản, chỉ gồm 2 bộ phận: Bệ ngồi và bộ xả nước.

Bồn vệ sinh hoạt động theo nguyên lý gì?

Đối với bồn vệ sinh bệt

Bồn vệ sinh bệt có nguyên lý hoạt động khá phức tạp: Khi ấn nút xả nước trên nắp két sứ két nước thì nước sẽ chảy từ két bồn cầu xuống thân bồn cầu qua lỗ vành xả nước. Nước sẽ chảy đều lên bệ xá của bồn vệ sinh thông qua các lỗ vành xả nước.

Bồn vệ sinh hoạt động theo nguyên lý gì?

Khi đã đủ lượng nước, nước sẽ tạo một lực hút mạnh để cuốn trôi mọi chất bẩn nhờ việc tràn qua xi phông. Nhờ đó, mọi chất thải rắn hay lỏng sẽ được cuốn trôi xuống bể phốt.

Đối với bồn vệ sinh xổm

Khi ấn nút xả nước, nước sẽ tạo lực để đáy các chất thải xuống bể phốt bằng cách di chuyển theo vòng tròn xoắn ốc. Để ngăn mùi cho nhà vệ sinh, lúc nước đẩy các chất thải xuống bể phốt, bẫy nước sẽ giữ lại một phần nước nhỏ trong bồn cầu.

Bồn vệ sinh được lắp đặt như thế nào?

Bồn vệ sinh đang dần được thiết kế theo cấu tạo tối giản nhất, giúp người dùng dễ dàng lắp đặt. Để lắp đặt bồn vệ sinh cho gia đình của mình, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Đặt tâm xả của bồn vệ sinh trùng với tâm lỗ chờ trên sàn. Canh chiều dày của bồn cầu từ 5-7 mm, sau đó ấn nhẹ bồn cầu.
  • Bước 2: Bắt đầu tạo đường vữa với chiều rộng 2-3 cm, chiều dày 1-1,2 cm. Sau khi xác định và làm dấu đường vữa, tiếp đến hãy đặt chân bồn cầu vào lớp vữa. Tiến hành kiểm tra độ bằng phẳng và điều chỉnh sao cho phù hợp.
  • Bước 3: Sau khi lớp vữa đã khô cứng, tiến hành lắp két vào thân bồn vệ sinh.
Bồn vệ sinh được lắp đặt như thế nào?

Những điều cần lưu ý khi lắp đặt bồn vệ sinh

Để bồn vệ sinh hoạt động bình thường, không gây ra các tình trạng tắc nghẽn trong quá trình sử dụng, các hộ gia đình cần lưu ý những điều này khi lắp đặt:

  • Chú ý vị trí lắp đặt bồn vệ sinh: Khi lắp đặt bồn vệ sinh, các hộ gia đình nên chọn vị trí rộng rãi, tránh nằm trong góc quá nhỏ, hay đối diện ngay cửa chính của nhà.
  • Chú ý đến dòng nước cấp cho bồn vệ sinh: Đảm bảo đường nước đủ mạnh, luôn đảm bảo tình trạng đủ nước để tránh gây ra tình trạng nước trong bồn vệ sinh lúc có lúc không. Đặc biệt, áp lực nước cũng là một yếu tố cần được quan tâm khi lắp đặt bồn vệ sinh. Áp lực nước phải đủ lớn để có thể đẩy các chất thải xuống bể phốt, tránh gây nên tình trạng tắc nghẽn bồn cầu.
  • Lắp đặt bồn cầu tránh xa vị trí thoát nước của nhà vệ sinh: Vị trí thoát nước là nơi ẩm ướt nhất của nhà vệ sinh, nếu lắp bồn cầu quá gần vị trí đó sẽ làm giảm tuổi thọ của bồn cầu.
Những điều cần lưu ý khi lắp đặt bồn vệ sinh
  • Lắp đặt bồn vệ sinh cách xa khu vực vòi sen hoặc bồn tắm: Ngày nay, một số loại bồn cầu thường được thiết kế theo kiểu hiện đại, tích hợp các thiết bị điện tử bên trong. Chính vì thế, nếu để bồn vệ sinh quá gần những khu vực như vòi sen hay bồn tắm, nước rất dễ bắn vào bồn vệ sinh và làm hỏng các linh kiện điện tử.
  • Khi lắp đặt bồn cầu phải chú ý đến ống thông hơi: Khi lắp đặt bất cứ loại bồn cầu nào cũng cần phải thiết kế và lắp đặt ống thông hơi. Bởi vì, trong quá trình sử dụng, các chất thải sẽ sản sinh ra khí ga. Vì vậy, bắt buộc phải có ống thông hơi để khí thoát ra ngoài để hạn chế các tình trạng tắc nghẽn bồn cầu.

Bồn vệ sinh là dụng cụ quen thuộc và phổ biến đối với mỗi gia đình. Để hạn chế các tình trạng tắc nghẽn, bồn vệ sinh cần được lắp đặt đúng quy cách. Hy vọng qua bài viết mà thongcongnghetcucre chia sẻ, các bạn sẽ nắm rõ cách lắp đặt cũng như một số lưu ý trong quá trình lắp đặt bồn vệ sinh. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ hotline 0945 113 361 nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *